CÂY MAI RỪNG: CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÂN BIỆT
Cây mai rừng là một trong trong những cây mai được rất nhiều người săn đón cũng như muốn đưa về trồng tại nhà – nhất là những dịp tết âm lịch rơi vào khoảng từ 15 tháng chạp hằng năm. Đủ để bạn có thể hiểu được giá trị và vẻ đẹp của chúng cuốn hút đến mức nào rồi.
Nhận biết cây mai rừng như thế nào? và phân biệt cây mai rừng và mai nhà ra sao là chuẩn? vì chúng đều là giống mai nên cần có những đặc điểm nhận dạng để phân biệt. Đội ngũ kỹ sư tại TotMai.VN xin được chia sẻ rõ cho bạn chủ đề này ngay bên dưới.
MAI RỪNG LÀ GÌ?
Đúng như tên gọi, cây mai rừng là cây mai có nguồn gốc từ rừng sâu, chúng sinh trưởng phát triển trên vách đá, hốc đá với bộ rễ len lõi phát triển sâu bên trong nên chúng có khả năng sinh trưởng rất mạnh mẽ.
Mai rừng tượng trưng cho sự vươn lên, thịnh vượng và sự thăng tiến vượt được qua bao thăng trầm cuộc sống. Bên cạnh đó, hoa mai tượng trưng cho sự may mắn, phú quý và giàu sang.
Bên cạnh các loại mai ghép, mai tứ quý và các giống mai nhà rất đẹp nhưng mai rừng vẫn luôn có một sức hút lạ kì đối với người chơi mai chuyên nghiệp. Đâu là lý do và cách để phân biệt mai rừng và mai nhà chuẩn nhất. Mời bạn đọc tiếp bên dưới để có câu trả lời chính xác nhất.
HÌNH ẢNH VỀ MAI RỪNG
Để nói về mai rừng thì có nhiều loại khác nhau với đặc điểm nổi bật là màu sắc hoa, có thể tìm thấy là mai vàng, mai trắng (bạch mai), mai đá,… Ở Việt Nam, mai rừng thường được tìm nhiều nhất là mai rừng tây nguyên (thường gọi chung là mai rừng gia lai – do tìm thấy nhiều ở gia lai, nổi tiếng nhất là ở Làng Mơ Nú), ninh thuận – bình thuận, mai rừng ở đảo nam du hoặc mai rừng lào (nước bạn Lào) và một số mai rừng đá ở Lào cai.
Dưới đây là hình ảnh về cây mai rừng bạn có thể chiêm ngưỡng để hiểu hết vẻ đẹp và sự cuốn hút của chúng đối với những người đam mê chăm sóc mai.
CÁCH NHẬN BIẾT CÂY MAI RỪNG CHUẨN NHẤT
Để biết được đâu là mai rừng, chúng ta sẽ dựa vào 07 đặc điểm nhận biết dưới đây để có thể nhận biết ngay lập tức đó là mai rừng hay là không.
Thứ nhất, độ quái của bộ rễ: Đặc điểm này là điểm nhận biết quan trọng nhất của mai rừng. Sở dĩ chúng có bộ rễ “quái” là do chúng sinh trưởng, phát triển ở vách đá, hốc đá hàng chục năm nên rễ sẽ có hình thù rất đặc trưng.
Thứ hai, Hình dáng của cây nhỏ: Đường kính thân đa số là nhỏ (trừ các loại mai cổ thụ có tuổi từ hàng chục năm mới có hoành to) nhưng chiều cao của cây thường là trên 2 – 5 mét.
Thứ ba, Hình dáng của lá mai rừng: Lá của chúng mọc so le, màu xanh đậm hơn so với mai nhà. Điểm đặc trưng nổi bật là phần dưới mặt lá mai rừng có nhiều lông mịn.
Thứ tư: Độ cổ trên thân: Do chịu nắng mưa, sương gió nơi đại ngàn nên đa số mai rừng sinh trưởng trong điều kiện khắc nghiệt nên chúng có bề ngoài thân “cổ”, rêu bám đều và tự nhiên không giống mai nhà.
Thứ năm, Hoa của mai rừng: Về hoa thì đa số là hoa có 5 cánh, rất đẹp. Màu sắc hoa có thể là màu vàng tươi, màu trắng hoặc hồng nhạt. Hoa của cây mai nở đúng vào mùa xuân và mùa hè với độ rực rỡ và số lượng hoa khá nhiều trên cây.
Thứ sáu: Quả của mai rừng: Cũng giống như mai nhà, mai rừng cũng có quả tròn, màu đỏ vị ngọt và thơm thơm.
Thứ bảy: Mai rừng sinh trưởng rất khỏe: Đây có là điểm quan trọng mà người chơi mai luôn săn lùng mai rừng. Chúng mọc trên các hốc đá, vách đá nên khả năng sinh trưởng tự nhiên cực kì mạnh mẽ.
PHÂN BIỆT CÂY MAI RỪNG VÀ MAI NHÀ
Nếu bạn tìm hiểu về 07 đặc điểm của mai rừng, bạn sẽ thấy chúng sẽ có điểm giống và khác biệt so với mai nhà rất nhiều. Vậy đâu là cách phân biệt cây mai rừng và mai nhà chuẩn nhất?.
Đa số, chúng ta sẽ dựa vào độ quái của bộ rễ, hình dáng thân cây cũng như vết rêu phong bám trên thân cây mai. Đây là 03 điểm phân biệt mai rừng với mai nhà chuẩn nhất.
Sở dĩ 03 điểm này quan trọng là vì như đã biết, mai rừng sinh trưởng với khả năng vươn cao lên và bộ rễ len sâu vào hốc đá nên hình thù bộ rễ rất lạ, bắt mắt (hay hiểu là độ quái của rễ mai rừng). Thêm nữa hình dáng cây thẳng đứng hoặc ngoằn ngoèo và cuối cùng là đo “vết bụi thời gian”, tích tụ linh khí đất trời nên các vết rêu trên thân mai rừng rất đặc trưng.
TẠI SAO CÂY MAI RỪNG LÀ ĐƯỢC SĂN ĐÓN NHIỀU ĐẾN VẬY
Phần trên chắc bạn đã nắm rõ cách phân biệt mai rừng so với mai nhà dựa vào các điểm nổi bật đặc trưng. Câu hỏi tiếp theo bây giờ là tại sao người chơi mai lại săn lùng mai rừng nhiều đến vậy và giá mai rừng là bao nhiêu?
GIÁ MAI RỪNG CÓ CAO KHÔNG, GIÁ BAO NHIÊU?
Để trả lời câu này, chúng tại lại dựa vào 03 điểm đó là Độ quái của rễ; hình dáng, độ to của hoành và sự toàn vẹn của cây. Bạn cũng biết, để có mai rừng bán cho người mua thì người đào mai phải lặn lội, băng qua vách đá và dùng sức để đào (bứng) cây mai từ vách đá về.
Cho nên,giá của mai rừng đầu tiên phải nhìn vào độ quái của bộ rễ, bộ rễ càng quái càng đẹp, càng cuốn thì giá càng cao và ngược lại.
Tiếp theo, độ lớn hoành của cây cũng là một yếu tố ảnh hướng đến giá. Mai rừng có hoành to thường thì giá cao hơn (tuy nhiên độ quái bộ rễ vẫn là ưu tiên).
Một điểm cuối cùng nhưng mình nghĩ cũng khá quan trọng dó là sự toàn vẹn của cả cây. Bạn cũng biết mai rừng trong quá trình đào có thể bị bong, hư hỏng lớp vỏ cây, các đầu vết cắt nguyên vẹn, không hư. Điều này đa phần cũng ảnh hưởng tới độ sống của cây mai từ đó ảnh hưởng tới giá cả.
Thường thì mai rừng có giá giao động từ vài trăm nghìn đồng cho đến vài triệu hoặc thậm chí có cây được săn mua với giá đến vài chục triệu đồng (theo mình tìm hiểu mai rừng độ quái rễ đẹp, hoành 100cm đã được bán giá đến 55 – 60 triệu).
TẠI SAO CÂY MAI RỪNG LẠI ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI SĂN ĐÓN, SẴN SÀNG TRẢ GIÁ MUA
Mai rừng đa số có hoa cũng đẹp nhưng nếu so với giống mai giảo, mai tứ quý hoặc các dòng mai thuần,… thì làm sao có hoa đẹp, nhiều cánh được. Nhưng săn lùng mua mai rừng vẫn rộ hằng năm nhất là kể từ 15 tháng chạp hằng năm diễn ra rất tấp nập.
Điểm quan trọng nhất là cho nhiều người mê mai rừng là độ quái rễ, hình dáng cây đặc trưng mà nếu phát triển có sự tác động của con người thì cũng phải mất vài năm trở lên mới có được. Thêm nữa, mai rừng sinh trưởng rất khỏe nên chúng được nhiều người muốn thuần và dùng ghép các loại mai có hoa đẹp lên gốc mai rừng.
Bài viết này mình chỉ nêu sơ lược về mai rừng, đặc điểm nhận biết – phân biệt mai rừng và mai nhà cũng như nếu ra lí do, giá mai rừng để bạn có thể nắm được. Mình thấy có 2 phần mình cần phải chia sẻ tiếp đó là cách bứng mai rừng như thế nào và cách trồng mai rừng không bầu – nói cách khác là cách trồng phôi cây mai rừng mới đào về.
Bạn có thể tìm đọc bài viết này trên trang Totmai.vn tại mục kỹ thuật chăm sóc mai để hiểu rõ hết vấn đề liên quan đến mai rừng nhé.