Cách Chăm Sóc Mai Sau Tết Chuẩn Như Chuyên Gia

Cách Chăm Sóc Mai Sau Tết Đúng Cách

Cách chăm sóc mai sau tết là điều mà rất nhiều người chơi mai thật sự quan tâm cũng như cần hiểu chính xác quy trình từng bước cụ thể. Để có thể có một chậu hoặc một cây mai sum xuê hoa vàng vào mùa tết thì việc chăm sóc và bón phân cho cây mai sau tết là điều nên làm.

Vậy đâu là cách chăm sóc mai sau tết chuẩn nhất?, các bước thực hiện chăm sóc – bón phân ra sao?. Tất cả sẽ được hướng dẫn rất chi tiết trong bài viết này. Chúng ta cùng tìm hiểu ngay bên dưới nhé!.

Tại Sao Cần Phải Chăm Sóc Mai Sau Tết?

Đầu tiên, chúng ta cần làm rõ vấn đề: Tại sao cần phải chăm sóc mai sau tết?. Câu trả lời: Vì giai đoạn trước tết mai bị “ép” ra hoa, sử dụng các loại phân bón kích hoa nhiều nên giai đoạn sau tết cây mai bị suy, xuống sức.

Nếu chúng ta không chăm sóc kỹ sau tết thì mai suy không thể ra hoa vào năm sau hoặc thậm chí tệ hơn là cây mai có thể bị chết đi.

tại sao cần phải chăm sóc mai sau tết

Quy Trình Chăm Sóc Mai Sau Tết Chuẩn Nhất

Thực hiện quy trình chăm sóc mai sau tết theo Totmai có 05 bước chính sau đây: Chuyển chậu ra sáng (nếu mai trồng chậu) – xả tàn, thay đất trồng mới, xử lý nấm bệnh – kích rễ, bón phân cho mai sau tết và phòng trừ côn trùng như bọ trĩ, nhện đỏ gây hại.

 🟢 Bước 1. Chuyển chậu và xả tàn

Mai trưng ngày tết thường được các gia đình chuyển vào giữa nhà hoặc để ở trong nhà nên việc không có ánh sáng mặt trời trong thời gian dài là điều không thể tránh khỏi.

Đầu tiên, trong cách chăm sóc mai sau tết đó chính là chuyển chậu trồng mai ra nơi có ánh sáng râm (không được để ngoài ánh sáng trực tiếp) tránh được cháy lá mai non.

Tiếp theo, tiến hành xả bỏ các bông mai (hoa mai) còn trên cây, mục đích là không cho cây lấy dinh dưỡng nuôi hoa nữa.

Cuối cùng là tiến hành xả tàn, cắt bỏ đi các chi – cành không cần thiết. Cắt ngắn các cành đi khoảng 1/3 (30%) đoạn cành và tốt nhất là sau khi cắt cần bôi keo liền sẹo cho cây: Keo liền sẹo LS 50, Keo liền sẹo cho cây LS 60, keo mỹ tiến, tree seal, chánh lâm,… để tránh bị nấm, vi khuẩn tấn công.

chuyển chậu và xả tàn cây mai

 🟢 Bước 2. Thay đất trồng – giá thể trồng

Sau khi đã xả tàn, cây mai hầu như rất gọn, nếu đất trồng đã cũ tốt nhất chúng ta nên tiến hành thay hoàn toàn bằng đất trồng mai mới hoặc tốt hơn nữa nên dùng đất akadama nhật bản trồng mai là tốt nhất (giá cao nhưng đổi lại là không có bị nấm bệnh, rễ thông thoáng).

Nếu giữ lại đất cũ, chỉ nên giữ lại 30% – 50% đất cũ và trộn thêm đất trồng mới. Việc này quan trọng vì bạn để đất cũ quá nhiều sẽ dẫn tới nhiễm nấm bệnh cũ hoặc dinh dưỡng rất kém.

thay đất trồng mới cho mai vàng

 🟢 Bước 3. Xử Lý Nấm Bệnh & Kích Rễ Cho Mai

Sau khi thay xong đất trồng mới, chúng ta tiến hành xử lý các loại nấm bệnh – đặc biệt là nấm trên cành, rong rêu bằng các loại chất sát khuẩn, tẩy rong rêu- có thể tìm mua sản phẩm BENKONA an toàn, hiệu quả.

Tiếp đến, chúng ta nên sử dụng các loại thuốc kích rễ cho mai như: thuốc kích rễ N3M, Atonik, Acroot, Abroot, siêu kích rễ Tottre, humic kích rễ,… (Có nhiều loại, nếu bạn chưa rõ dùng loại nào tốt thì liên hệ hotline 0917073169 để được tư vấn nhé).

xử lý nấm bệnh và tưới kích rễ mai

 🟢 Bước 4. Bón Phân Cho Mai Vàng Từng Tháng Sau Tết

Sau khi kích rễ từ 02 – 03 lần, đa số thì mai đã hồi sức dần cũng như phần rễ cám mới cũng đã ra rồi. Tiếp đến bước thứ 4 chúng ta nên bón phân cho mai vàng.

Ở đây, chúng ta nên hiểu là bón phân cho mai vàng sau tết là cả một quá trình dài từ tháng 2 đến tháng 11 dương lịch. Cho nên phần này mình sẽ liệt kê nhanh các loại phân bón cho mai sau tết, cách bón sơ bộ (bạn có thể tìm đọc thêm các bài viết cách chăm sóc mai theo từng tháng để hiểu rõ hơn).

#Bón phân cho mai từ tháng 2 đến tháng 6 âm lịch

Giai đoạn sau tết từ tháng 2 đến tháng 6 là giai đoạn mà cây mai cần tích lũy lại dinh dưỡng, ra chồi lá mới cũng như sinh trưởng mạnh trở lại.

Phân bón tốt nhất cho mai giai đoạn này nên là các loại phân hữu cơ chứa nhiều đạm, amino acid hoặc các loại phân NPK có hàm lượng Nito (N) cao. Cụ thể, các loại phân bón tốt cho mai tháng 2 đến tháng 6 là:

  • Phân hữu cơ nên dùng là phân trùn quế, phân bánh dầu, phân dê, phân bò, phân cá. Đặc biệt là Bounce back, Dynamic Lifter,.. các loại này có nhiều nito giúp cây ra chồi lá, sinh trưởng mạnh mẽ
  • Các loại phân bón lá nên dùng cho mai tốt nhất là: đầu trâu 501, dịch trùn quế Bio 01, đạm cá hữu cơ,… giúp ra chồi lá,dưỡng lá mai xanh và dầy hơn.

bón phân nhiều đạm cho mai đi chồi và lá tháng 2 đến tháng 6

#Bón phân cho mai từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch

Giai đoạn tháng 7 – 10 âm lịch là mùa mưa cao điểm, tốt nhất nên dùng các loại phân có thể hấp thụ liền cho cây mai để tránh bị rửa trôi và cây mai khó hấp thụ.

Giai đoạn này khuyến khích dùng các loại phân hóa học như phân Ure, phân DAP là tốt nhất. Cũng nên dùng các loại phân NPK như: NPK 20-20-15, NPK 16-16-8 hoặc tốt nữa có thể dùng NPK 17-17-17+TE.

Lưu ý, mùa mưa cây mai rất dễ bị vàng lá cho nên dùng các loại Magie kẽm chống vàng lá hoặc các loại phân bón trung vi lượng – vi lượng để hạn chế tối đa mai bị vàng lá.

Phân hữu cơ dùng cho giai đoạn này loại nào cũng được, cần nên tìm hiểu kĩ thành phần của sản phẩm trước khi bón. Mình thì thấy Dynamic lifter hoặc phân hữu cơ cho mai vàng BIO ORGANIC 68OM là ổn.

bón phân kích nụ kim cho mai từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch

#Bón phân cho mai từ tháng 11 đến trước tết âm lịch

Giai đoạn trước tết này hầu hết mai đã có nụ kim, cần tích lũy dinh dưỡng tối đa cho giai đoạn ra hoa tết âm lịch. Giai đoạn trước tết nên bón phân chứa NPK cân đối, có thể dùng lại NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-16-8+TE, NPK 17-17-17+TE mình có nói ở trên.

Nếu dùng thêm hữu cơ thì nên tham khảo thêm phân hữu cơ siêu mai vàng, loại này thì cân đối dinh dưỡng cho mai giai đoạn trước tết, hạn chế đi chồi lá như các loại phân khác.

chăm sóc mai giai đoạn tháng 11 âm lịch

 🟢 Bước 5.  Phòng Trừ Côn Trùng (Bọ Trĩ, Nhện Đỏ)

Có lẽ hầu như ai cũng từng bị mà hầu như không biết hoặc chưa thể biết chính xác, thắc mắc tại sao lá mai nón khi ra bị xoắn hoặc bị đen ở đầu?. Câu trả lời: do bọ trĩ chích hút mà bị.

Bản chất là bọ trĩ (bù lạch) là loại côn trùng chích hút nhựa cây, chúng rất thích các bộ phận nào mới ra (non) – cụ thể là lá và chồi. Khi chích hút xong nhựa cây chúng để lại một vết đen do từ vết chích nấm tấn công vào, gây xoắn lá.

Sau bọ trĩ thì nhện đỏ là tác nhân gây hại nhiều nhất, chúng phát triển mạnh khi thời tiết nắng lên (đặc biệt là sau tết). Một khi gây hại, lá của mai sẽ có màu ửng đỏ ở mặt trên lá, quan sát mặt dưới lá sẽ có màu đỏ đồng (do chúng phát triển mạnh thành từng cụm).

Cả 02 tác nhân trên nếu không trị kịp sẽ gây hại nặng làm mai mất sức sống, suy cây và chết sau đó nếu diễn biến nặng hơn. Để phòng được 02 loại côn trùng này, chúng ta sử dụng các loại thuốc như:

  • Bọ trĩ: Nên dùng confidor 200SL, radiant 60SC, Yamida 100EC,Tasieu 3.5EC và nhiều loại thuốc có hoạt chất diệt bị trĩ.Nếu bạn cần loại thuốc sinh học thì dùng: chế phẩm Bio B, Neem chili, Dịch tỏi,…
  • Nhện đỏ: Nên dùng vua trừ nhện USATABON 17.5WP, Ortus 5SC, Dantotsu 50WG,... Cũng có thể dùng neem chili, bio b trị nhện đỏ hoặc dùng dầu khoáng SK Enspray cũng khá an toàn.

phòng trừ bọ trĩ, nhện đỏ và sâu bệnh trên mai

Trên đây là 05 bước trong cách chăm sóc mai sau tết chuẩn nhất mà mình đúc kết từ nhiều năm qua. Có những trường hợp lược bỏ các bước không cần thiết hoặc gộp các bước lại, mình liệt kê chi tiết để bạn nắm rõ hơn, tránh sai sót hoặc thiếu dẫn tới ảnh hưởng cho cây mai.

Bí Quyết Tạo Dáng Mai Đẹp Bạn Nên Biết

Sau khi đã đọc xong các bước chăm sóc mai sau tết mình hi vọng bạn nắm rõ và có thể thực hiện dễ dàng. Phân này mình cũng muốn đề cập cho bạn thêm đó là bí quyết tạo dáng mai đẹp, vì mình thấy nó thật sự cần thiết đối với bạn.

Thứ nhất, Mùa mưa có giông và sấm sét. Điều này xảy ra quá trình tổng hợp đạm trong không khí tự nhiên nên việc bón phân mùa mưa tháng 7 – 10 âm lịch bạn nên cân đối tùy vào sức cây để tránh cây phát triển quá mức ra các dáng hoặc chi – cành xấu, không đẹp về thế cây.

Thứ hai, Sau giai đoạn xả tàn cắt tỉa nếu chi nào xấu hay phá dáng cây bạn nên cắt bỏ luôn vì nếu để lại sẽ không đẹp dáng và mất thêm dinh dưỡng để nuôi từ cây chủ.

Thứ ba, Nếu mai bị thiếu chi – cành thì bạn nên kích mầm – chồi bằng keo kích chồi LS80 tại vị trí bất kì mà bạn muốn, chồi ra chọn lọc và rất khỏe. Bạn có thể nuôi chồi này thành một chi cho cây chủ.

bí quyết tạo dáng đẹp cho cây mai vàng

 

 

Câu Hỏi Thường Gặp Về Chăm Sóc Mai Sau Tết

Cây mai sau Tết thường bị suy do quá trình ép ra hoa, dễ bị thiếu dinh dưỡng và nhiễm nấm bệnh. Việc chăm sóc sau Tết giúp cây hồi phục nhanh chóng, đảm bảo ra hoa vào mùa sau.

Quy trình chăm sóc mai sau Tết bao gồm di chuyển chậu, xả tàn, thay đất, xử lý nấm bệnh, kích rễ, bón phân và phòng trừ sâu bệnh. Chi tiết từng bước sẽ giúp cây mai hồi phục và sinh trưởng mạnh mẽ.

Từ tháng 2 đến tháng 6, cây cần phân hữu cơ giàu đạm để ra chồi lá mới. Từ tháng 7 đến tháng 10, kích thích tạo nụ kim cho mai với Lân và Kali cao. Vào tháng 11 và gần Tết, sử dụng phân có hàm lượng dinh dưỡng cân đối để dưỡng nụ.

Để phòng trừ bọ trĩ và nhện đỏ, sử dụng các loại thuốc như Confidor, Yamida hoặc các chế phẩm sinh học từ neem hoặc dịch tỏi. Điều này giúp bảo vệ chồi non và lá khỏi tác nhân nhện đỏ, bọ trĩ.

  • Sau Tết, thay khoảng 50-70% đất cũ là cần thiết để tránh nấm bệnh và đảm bảo dinh dưỡng.
  • Đất mới nên giàu chất dinh dưỡng và thoáng khí để cây phát triển tốt hơn.

Sau khi cắt tỉa, hãy loại bỏ các chi - cành không đẹp để cây có dáng cân đối. Nếu cây thiếu chi ở vị trí nào, có thể sử dụng keo kích mầm như LS80 để kích thích chồi mới, giúp cây phát triển đồng đều.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one